Blog

Nghề Huấn luyện viên Yoga có nên quá nhiều tiền?

Nghề nào cũng là một NGHỀ, cũng là một kỹ năng, công cụ để kiếm tiền, duy trì cuộc sống. Nghề Huấn luyện viên Yoga cũng vậy.

Tuy nhiên, có một thực trạng rằng, rất nhiều HLV Yoga Việt Nam mang trong mình quan niệm “Kiếm nhiều tiền là có lỗi với nghề, với thầy cô, với học viên…”.

Đây là một quan điểm định kiến và không thức thời.

Việc kiếm tiền chỉ có lỗi khi đó là những đồng tiền bất chính! Còn đồng tiền từ lao động chân chính là vinh quang, đầy tự hào.

Muốn ... Phải ...

 

Có 3 nguyên nhân khiến nhiều HLV Yoga có quan điểm thiếu thực tế như vậy:

Nguyên nhân thứ nhất là “đầu vào” không thức thời.

Đây là nguyên nhân từ “chính chủ”. Trước khi tham gia khóa đào tạo Huấn luyện viên Yoga, các bạn này mang sẵn trong mình tư tưởng Yoga chỉ là công việc từ thiện, cộng đồng, cống hiến cho xã hội là chính…

Với tư tưởng này thì các bạn có ý thích thiên về các module mang tính lý thuyết, triết lý Yoga hơn là các học phần thực hành tư thế Yoga.

Và sau khi tốt nghiệp, đa phần các bạn cũng chỉ coi nghề Huấn luyện viên Yoga như một công việc thư giãn, giúp ích cộng đồng trong những thời gian rảnh rỗi.

Nguyên nhân thứ hai là “đầu ra” thiếu thực tế.

Nguyên nhân này có thể khẳng định là do lỗi hệ thống, lỗi từ các nhà đào tạo.

Không chỉ các học viên Yoga bị tình trạng định kiến tư tưởng về tiền, đôi khi chính những HLV đào tạo cũng “có vấn đề” về nhận thức tiền bạc. Họ tự coi những Yogis như những “thánh nhân”, không nên có quá nhiều tiền, chỉ cần đủ sống qua ngày là được.

Thầy sao thì trò vậy. Chính những HLV "an phận" này lại truyền bá tư tưởng đó cho các học viên của mình. Hệ lụy tất yếu là những học viên ít kinh nghiệm sống, còn yếu tâm lý sẽ coi những gì thầy thuyết giảng về tiền như một chân lý Yogi. Và họ lại “sợ” nhiều tiền.

Nguyên nhân thứ ba là tiếp cận định kiến.

Nguyên nhân này mang yếu tố xã hội là chủ yếu.

Có thể người ta bị lối giáo dục cổ hủ dạy rằng tiền là “dơ bẩn”, người giàu là xấu xa…

Với nhiều Yogi, ngay cả khi đã tốt nghiệp khóa học Huấn luyện viên Yoga, các bạn bắt đầu với thế giới Yoga của riêng mình. Các bạn tham gia các cộng đồng Yoga, tham gia các lớp học Yoga chuyên đề mình yêu thích… Và từ đó, các bạn cũng sẽ được tiếp xúc với một số Yogi kỳ cựu, HLV Yoga có tiếng… nhưng họ cũng là tuýp người “sợ nhiều tiền”. Và các bạn bị ảnh hưởng tư tưởng của những người đó, vì cho rằng họ là những Yogi kỳ cựu, uy tín nên tư tưởng sống của họ là chuẩn mực.

 

Nghề Huấn luyện viên Yoga

Đó không chỉ là thực trạng đáng lo ngại không chỉ cho giới Yogi mà xã hội nói chung. Đó là tư duy định kiến, bảo thủ, không có tính đóng góp cho sự phát triển xã hội.

Có một thực tế rằng, hầu hết những quỹ từ thiện lớn, những hoạt động từ thiện quy mô lớn và chuyên nghiệp đều do những người rất giàu tài trợ hoặc trực tiếp lập ra bằng chính tiền của mình. Họ luôn cố gắng kiếm rất rất rất nhiều tiền bằng cách trao thật nhiều giá trị cho khách hàng, cho cộng đồng, không phải để cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, càng không phải để thể hiện, khoe khoang, mà là để có tiền "trả nợ" xã hội thông các các công trình, các hoạt động từ thiện.

Đối với mỗi ngành nghề, mỗi công việc, ở một khía cạnh nhất định thì tiền chính là thước đo giá trị của dịch vụ, sản phẩm đó. Một HLV Yoga nếu mang lại giá trị cho học viên của mình thì đương nhiên có tưởng thưởng xứng đáng với những nỗ lực, tâm huyết nghề.

Thế nên, nếu bạn đang thuộc tuýp người “sợ” tiền, hãy thay đổi lối tư duy. Hãy nhìn về mặt giá trị và lợi ích to lớn mà đồng tiền mang lại, thay vì ảo tưởng cái bản ngã “cao quý” nếu ít tiền.

Không chỉ thu nhập từ công việc dạy yoga, giới thiệu lớp học yoga của mình đến cho nhiều người giúp họ có sức khỏe tốt hơn cũng là một cách thu nhập chính đáng từ nghề HLV Yoga.

Hãy tự đặt câu hỏi, “Tôi có thể giúp được bao nhiêu người trong số 8 tỉ người, với tình trạng tài chính hiện tại của tôi”.