Blog

Nghề Giáo viên Yoga - dễ hay khó?

Nghề Giáo viên Yoga không quá nặng nhọc như một số nghề khác, có nhiều nghề mang rủi ro cao hơn; nhưng công việc này cũng có khá nhiều thách thức về tinh thần và thể chất.

Nghề Giáo viên Yoga

Sau 2 tháng thì khóa học nhiều giờ nhất trong lịch sử Yogadaily cũng đã khép lại. Khóa học Đào tạo HLV Yoga kéo dài trong 430h do điều kiện giãn cách xã hội. Suốt 10 năm thăng trầm với nghề Giáo viên Yoga, rất nhiều những trải nghiệm và những cảm xúc vui buồn mình đã đón nhận.

Hôm nay lên trung tâm thấy yên ắng lạ thường. Vì bình thường có các bạn học viên không khí lúc nào cũng nhiều năng lượng và có chút rộn ràng.

Đây có lẽ là lúc thư thái nhất để mình có thể viết vài dòng chia sẻ về công việc này. Vì chỉ còn vài ngày nữa thì Yogadaily lại chào đón các bạn học viên mới cho 2 khóa học Huấn luyện viên Yoga tiếp theo.

Phải tự nhận rằng, đối với mình, công việc lúc nào cũng không hết được, liên tục, liên tục, có đôi khi mình cũng rơi vào trạng thái ngộp và có chút mất kiểm soát. Nhưng may mắn là nhờ có thiền, mình có thể bình tâm và cân bằng lại rất sớm. Ở thời điểm này vẫn có nhiều việc để làm mình biết ơn vô cùng.

Giáo viên Yoga Bùi Châu Đảo

 

Sau đây là một vài bí quyết, tâm huyết nghề Giáo viên Yoga mình muốn chia sẻ cùng bạn.

1. Cách giúp Giáo viên Yoga cân bằng giữa điều cần và muốn của Học viên.

Học viên thường gắn kết vào một thể loại yêu thích của họ, hay có thể hiểu đây là điều học viên muốn. Điều này có thể giúp học viên ban đầu đến với Yoga rất tốt. Nhưng sự gắn kết này về lâu dài có những điều bất lợi cho học viên. Dù biết điều này, nhưng trong thị trường dạy Yoga cạnh tranh ngày nay, các Giáo viên Yoga cũng ngần ngại phải dạy những điều mà học viên không muốn nhưng lại cần cho họ. Vì Giáo viên lo sợ có thể bị mất học viên. Sự lo sợ này ảnh hưởng không tốt đến trạng thái bình tâm và rõ ràng khi Giáo viên quyết định nên dạy gì và dạy như thế nào.

Với trọng trách nghề Giáo viên Yoga, bạn cũng cần nhìn nhận bản thân như một Nhà đào tạo. Nghĩa là sẽ luôn sẵn lòng điều chỉnh cách tiếp cận, dù rằng có thể bạn đã và đang có một phương pháp an toàn.

Trước hết, hãy hiểu về cộng đồng Yoga nơi bạn dạy. Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng quan sát, nhình nhận học viên, lên hoặc điều chỉnh một giáo án phù hợp. Cho dù bất kỳ tuýp Học viên nào, bạn chỉ cần ở đó, dẫn dắt họ những kỹ thuật an toàn. Khi năng lượng của học viên đã thay đổi thì tự khắc họ sẽ theo những bài tập giúp cân bằng mà bạn hướng dẫn, đó là cách mà bạn muốn họ thực hiện.

Hãy tiết chế việc luôn đưa những tư thế mới nâng cao vào bài tập với mục đích tăng tính sáng tạo cho buổi tập. Hãy cân bằng những kiến thức bạn truyền đạt bằng những dẫn chứng của cá nhân và cả về mặt khoa học, cuối cùng hãy để cho kinh nghiệm của mỗi người tự mở ra.

Khóa đào tạo nghề giáo viên yoga

2. Giáo viên Yoga cần chia sẻ nội dung gì để thu hút học viên tiềm năng?

Tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ với bạn công thức viết bài mà trước giờ tôi vẫn áp dụng thành công suốt nhiều năm trong nghề Giáo viên Yoga. Đó là công thức sáng tạo nội dung 3E:

Educational Content (Nội dung mang tính giáo dục): Đó là những video hướng dẫn về tập Yoga, bài chia sẻ chuyên môn, những kiến thức đúng cho việc rèn luyện Yoga… Đây là những nội dung mang tính giáo dục.

Emotional Content (Nội dung mang tính kết nối cảm xúc): Nội dung này giúp bạn kết nối sâu hơn với các khán thính giả của mình về mặt cảm xúc. Cách tốt nhất để làm những điều này là chia sẻ những câu chuyện. Ví dụ bạn chia sẻ những câu chuyện như làm thế nào bạn đến với Yoga, Yoga đã thay đổi bạn như thế nào, Yoga đã giúp bạn vượt qua cú sốc tinh thần như thế nào…

Engaging Content (Nội dung kêu gọi sự tương tác, phản hồi): Nội dung này giúp tăng tính tương tác và cho khách hàng và khách hàng tiềm năng biết rằng bạn trân trọng sự đóng góp của họ dành cho mình. Đó là những câu hỏi, những cuộc thăm dò ý kiến và cần họ phản hồi giúp cho bạn. Ví dụ bạn có thể hỏi: “Bạn đang gặp khó khăn gì khi tập Yoga mà tôi có thể giúp được?”.

3. Bí quyết dạy Yoga tạo nên sự khác biệt

Có thể nói, đây chính là chìa khóa thành công của nghề Giáo viên Yoga.

Dạy Yoga có tâm và sự nhiệt huyết là điều kiện cần và bạn luôn phải trau dồi. Nhưng có tâm phải đi cùng với kiến thức đã được trau dồi qua năm tháng thì mới đủ.

Khi bắt đầu hành trình hướng dẫn Yoga, hay nghề Giáo viên Yoga, cần phải xác định đúng về mục đích hay lý do khởi đầu. Giáo viên Yoga cần phải nỗ lực mọi điều để luôn hoàn thiện mình tốt hơn, mang lại kết quả trong công việc tốt hơn, giúp người khác được tốt hơn. Còn mọi sự yêu thích hay không yêu thích của mọi người hãy luôn đón nhận nó như nhau, với cái tâm mở lòng, sẵn sàng học hỏi và cứ bình tâm.

Luôn sẵn sàng để vượt qua mọi trở ngại, tiếp nhận những điều mới để bắt kịp xu thế xã hội, dòng chảy của cuộc sống. Dạy Yoga online hay Yoga với nhạc chính là những ví dụ điển hình hiện nay.

dạy yoga online

4. Hãy yêu quý bản thân mình

Giảng dạy yoga có thể khiến cảm xúc của bạn lên xuống như chiếc bập bênh, bộc lộ cái tôi của mỗi cá nhân rõ nét. Do vậy, người hướng dẫn, người thầy cần phải luôn biết giới hạn bản thân ở đâu, cảm thông với cảm xúc nội tại, yêu thương ngay cả khuyết điểm của mình. Làm như vậy sẽ khiến bạn đỡ căng thẳng và vượt qua được mỗi khi thử thách xuất hiện.

Swami Vishnu

Mục tiêu cuối cùng của việc tập luyện Yoga đó là đạt được hạnh phúc.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng: “Dù làm gì, thì mục tiêu tối thượng của con người luôn luôn là hạnh phúc”.

 

khóa đào tạo giáo viên yoga

 

Bí quyết nghề Giáo viên Yoga - HLV Yoga